omniture

CGTN: Vành đai kinh tế sông Dương Tử thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của Trung Quốc

CGTN
2020-11-17 12:38 2482

BẮC KINH, ngày 17/11/2020 /PRNewswire/ -- Trên tinh thần nhiệt liệt hưởng ứng kế hoạch phát triển Trung Quốc trong 15 năm tới, các tỉnh thành trên khắp cả nước đang tích cực thi đua, đẩy mạnh vai trò mới của mình trên hành trình hiện đại hóa đất nước. 

Các tỉnh thành nằm dọc bên sông Dương Tử – con sông dài nhất Trung Quốc – đã được trao những vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phương thức phát triển xanh, dựa trên đổi mới cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 

Kế hoạch chi tiết – các đề xuất của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) cho việc xây dựng Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) về phát triển kinh tế xã hội toàn quốc, cùng các mục tiêu dài hạn với tầm nhìn đến năm 2035 – đã kêu gọi các bên liên quan nỗ lực thúc đẩy sự phát triển Vành đai kinh tế sông Dương Tử và sự hội nhập của khu vực đồng bằng sông Dương Tử, cũng như tạo ra các nền tảng đổi mới và các cực tăng trưởng mới trên khắp lãnh thổ Trung Quốc. 

Trong chuyến thị sát hiện tại ở thành phố Thượng Hải và tỉnh Giang Tô, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đánh giá rất cao vai trò của Vành đai kinh tế sông Dương Tử và đồng bằng sông Dương Tử đối với sự phát triển chung của Trung Quốc. 

Đây là chuyến thị sát trong nước đầu tiên của ông sau khi bản Kế hoạch chi tiết được thông qua tại phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19.

Đọc bài báo gốc: tại đây.

Tiên phong trong nỗ lực cải cách mới

Sáng thứ Năm vừa qua, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tham dự một buổi họp mặt lớn tại Thượng Hải nhân dịp kỷ niệm 30 năm phát triển và mở cửa Phố Đông. Tại đây, ông động viên Phố Đông "gánh vác những trọng trách nặng nề nhất" và "giải quyết những vấn đề nan giải nhất" trong nỗ lực cải cách và hiện đại hóa của Trung Quốc. 

Ông Tập khẳng định trong một bài phát biểu rằng với vị trí nằm ở phía đông sông Hoàng Phố ở thành phố Thượng Hải, Phố Đông cần phấn đấu trở thành địa phương tiên phong đưa quá trình cải cách và mở cửa lên một tầm cao mới, cũng như đi đầu trong việc xây dựng Trung Quốc trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại. 

Ông Tập cũng nhấn mạnh rằng khu vực này cần tăng cường vai trò là động lực đổi mới và tạo ra đột phá trong các công nghệ chủ chốt và cốt lõi. 

Mặt khác, ông cũng nói thêm rằng Phố Đông cần nỗ lực cải thiện khả năng của mình trong phân bổ nguồn lực toàn cầu để có thể hỗ trợ tốt hơn cho việc thiết lập một mô hình phát triển mới. 

Trung Quốc cam kết xây dựng một mô hình phát triển mới, lấy thị trường trong nước làm trụ cột, đồng thời để thị trường trong và ngoài nước thúc đẩy lẫn nhau. Ông Tập kêu gọi Phố Đông phấn đấu trở thành trung tâm của thị trường trong nước và là cầu nối chiến lược của thị trường trong và ngoài nước. 

Ông cũng nhấn mạnh rằng khu vực này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của vùng đồng bằng sông Dương Tử.

Kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường

Vào chiều thứ Năm vừa qua, chủ tịch Tập đã đến thăm Nam Thông thuộc tỉnh Giang Tô, một tỉnh giáp thành phố Thượng Hải. Trước tiên, ông đến Tân Giang, một huyện ven sông tại Nam Thông, nơi ông tiến hành thị sát những nỗ lực của địa phương trong việc cải thiện môi trường tổng thể dọc theo bờ sông Dương Tử, cũng như việc thực thi các chính sách cấm đánh bắt thủy hải sản. 

Nằm giữa những ngọn núi trùng trùng, điệp điệp dọc bên sông Dương Tử, Tân Giang được coi là "hành lang xanh" của Nam Thông. Đây là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sự phát triển đô thị của địa phương. Một số dự án khôi phục hệ sinh thái của địa phương này đã được thực hiện từ năm 2016. 

Hồi tưởng lại chuyến thị sát của mình tới khu vực này vào năm 1978, ông Tập đã ca ngợi sự cải thiện lớn về môi trường tại nơi đây trong hơn 40 năm qua. 

Ông khẳng định: "Cuộc sống hạnh phúc đáng ngưỡng mộ như vậy là do chính bàn tay của chúng ta gây dựng nên và mọi người cùng nhau vun đắp".

Tiếp đó, ông Tập cũng đến thăm Bảo tàng Nam Thông. Tại đây, ông đã có dịp tìm hiểu các cuộc triển lãm về cuộc đời của Zhang Jian, một chuyên gia công nghiệp và giáo dục Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Bảo tàng này được ông Zhang Jian thành lập vào năm 1905 và là bảo tàng công đầu tiên do người Trung Quốc thành lập.

Ông Tập đã tìm hiểu về những hoạt động của Zhang Jian trong việc phát triển các ngành công nghiệp nội địa, giáo dục và các chủ trương phúc lợi công của Trung Quốc. Trong quá trình hình thành các ngành công nghiệp, ông Zhang cũng tích cực xây dựng hoạt động giáo dục và phúc lợi công để đem lại lợi ích cho dân làng với sức ảnh hưởng sâu rộng.

Ông Tập ca ngợi Zhang Jian là nhà hiền triết và hình mẫu cho các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc. Ông cũng đề xuất bảo tàng nên được xây dựng thành cơ sở giáo dục lòng yêu nước để truyền cảm hứng cho nhiều người hơn, đặc biệt là giới trẻ.

Văn minh sinh thái, dự án chuyển hướng nước từ nam ra bắc

Hôm thứ Sáu vừa qua, ông Tập đã thị sát thành phố Dương Châu – điểm dừng chân thứ hai trong chuyến thị sát của ông ở Giang Tô. Chủ tịch nước Trung Quốc đã đến thăm một công viên văn hóa sinh thái và dự án bảo tồn nước Giang Đô để tìm hiểu về những nỗ lực của địa phương này trong việc cải thiện môi trường cũng như bảo vệ và kế thừa văn hóa.

Ông chia sẻ với người dân địa phương: "Chúng ta cần tích cực bảo tồn nền văn minh sinh thái. Việc xây dựng nền văn minh sinh thái liên quan trực tiếp đến hạnh phúc của người dân và ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của giới trẻ". Ông cũng nói thêm rằng việc củng cố nền văn minh sinh thái là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của xã hội Trung Quốc.

Trong chuyến thăm đến một công viên sinh thái và văn hóa ở khu vực Tam Loan, ông Tập đã tìm hiểu về cách xử lý môi trường dọc theo kênh Đại Vận Hà, cũng như việc bảo vệ, kế thừa và sử dụng di sản văn hóa của địa phương này. Ông kêu gọi chính quyền địa phương lồng ghép các hoạt động văn hóa và du lịch với việc phục hồi nền văn minh sinh thái. Hoạt động này sẽ giúp định hình sự phát triển của khu vực và qua đó, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.

Tại Giang Đô, ông đã tìm hiểu về các hoạt động của dự án chuyển hướng nước từ nam ra bắc của Trung Quốc, do huyện này là nơi khởi nguồn của tuyến dòng chảy phía đông của siêu dự án này.

Khu vực đông dân cư phía bắc của Trung Quốc từ lâu đã rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng, dẫn đến việc nguồn nước ngầm bị khai thác quá mức và nguồn nước sông cũng ngày càng giảm. Để tối ưu hóa việc phân bổ nguồn nước và tình trạng thiếu nước ở phía bắc, các dự án chuyển hướng nước từ Nam ra Bắc (khởi động từ năm 2002) đã được xây dựng để dẫn nguồn nước từ lưu vực sông Dương Tử qua các tuyến dòng chảy phía Đông, Trung và Tây đến các khu vực khô hạn ở phía Bắc.

Ông Tập chỉ đạo các quan chức địa phương trong chuyến thăm: "Nguồn nước của Trung Quốc ở phía Nam dồi dào hơn so với phía Bắc, vì vậy nguồn nước ở nơi đây phải được điều chỉnh một cách khoa học. Tuy nhiên, dù chúng ta đã áp dụng biện pháp này, người dân ở phía Bắc cũng không nên chủ quan."

Ông nói thêm: "Chúng ta cần quy hoạch phát triển đô thị theo lượng tài nguyên nước. Do đó, chúng ta nên lồng ghép dự án chuyển hướng nước từ Nam ra Bắc vào hoạt động bảo tồn nguồn nước tại chỗ và thực hiện cả hai".

Theo dữ liệu chính thức, tuyến dòng chảy phía Đông và tuyến dòng chảy trung tâm đã chuyển tổng cộng 29,4 tỷ mét khối nước đến các khu vực khô cằn ở phía Bắc, mang lại lợi ích cho hơn 120 triệu người vào năm 2019, trở thành một động lực thúc đẩy công nghiệp và nông nghiệp cho các thành phố và tạo ra tổng cộng gần 100 tỷ nhân dân tệ mỗi năm cho nền kinh tế.

Các chiến lược quốc gia về hội nhập khu vực

Cùng với sự phát triển phối hợp của khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc và việc xây dựng Khu vực Vịnh Lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao, sự phát triển của Vành đai Kinh tế sông Dương Tử cùng quá trình hội nhập của Đồng bằng sông Dương Tử là những chiến lược quốc gia quan trọng đối với sự phát triển liên vùng ở Trung Quốc.

Vành đai kinh tế sông Dương Tử bao gồm 9 tỉnh – Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, An Huy, Giang Tô và Chiết Giang – và hai thành phố tự trị là Trùng Khánh và Thượng Hải. Vành đai này bao phủ khoảng 1/5 diện tích đất của Trung Quốc và có dân số 600 triệu người, tạo ra hơn 40% GDP của đất nước.

Năm 2016, Trung Quốc đưa ra kế hoạch phát triển vành đai kinh tế, trong đó nhấn mạnh sự ưu tiên dành cho bảo tồn sinh thái và phát triển xanh.

Khi phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất ở Thượng Hải vào tháng 11/2018, ông Tập tuyên bố Trung Quốc sẽ hỗ trợ sự phát triển hợp nhất của khu vực Đồng bằng sông Dương Tử. Một bản phác thảo chiến lược đã được Ủy ban Trung ương CPC và Hội đồng Nhà nước ban hành ngay vào năm 2019.

Bản phác thảo lập ra bản đồ phát triển cho khu đất rộng 358.000 km2 bao gồm các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và An Huy và thành phố Thượng Hải, cho thấy đồng bằng sông Dương Tử có ý nghĩa chiến lược trong việc đẩy mạnh hiện đại hóa và mở cửa đất nước. Điều này làm cho quá trình hội nhập khu vực của các tỉnh nói trên trở nên vô cùng quan trọng đối với công cuộc phát triển chất lượng cao và xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại của đất nước.

Trong cả 2 chiến lược kể trên, Thượng Hải và Giang Tô luôn thuộc nhóm những khu vực phát triển nhất ở Trung Quốc. Thượng Hải đứng đầu bảng xếp hạng GDP của các thành phố tại Trung Quốc, và Giang Tô có GDP cao thứ hai trong số các tỉnh của Trung Quốc. Thượng Hải và Giang Tô không chỉ đi đầu trong việc phối hợp phát triển dọc sông Dương Tử, mà còn là những địa phương tiên phong khám phá tương lai của Trung Quốc trong một thế giới đang thay đổi từng ngày.

 

nguồn: CGTN