omniture

Nền kinh tế xanh: Phát triển một tương lai bền vững hơn ở Đông Nam Á

Bain & Company ra mắt Trung tâm đổi mới bền vững toàn cầu tại Singapore với sự hỗ trợ của Ủy ban phát triển kinh tế của đảo quốc sư tử.
Bain & Company
2020-11-26 12:43 3951

SINGAPORE, ngày 26/11/2020 /PRNewswire/ -- Đông Nam Á đang đứng trước cơ hội kinh tế trị giá 1.000 tỷ USD hàng năm nếu khu vực này theo đuổi tiềm năng kinh tế và xã hội xanh, với nhu cầu và cơ hội được chia đều cho các quốc gia trong khu vực. Khu vực này có thể trở nên xanh hơn vào năm 2030 bằng cách thúc đẩy đầu tư và đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thách thức về tính bền vững và khí hậu trên toàn cầu. Tuy nhiên, Đông Nam Á vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Với dân số chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dân số thế giới, cùng sự đa dạng sinh học và tài nguyên, khu vực này có thể đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều, mang lại tiềm năng tăng trưởng đáng kể trong tương lai. Đây là một trong những phát hiện trong báo cáo về triển vọng phát triển bền vững của Đông Nam Á do Bain & Company thực hiện – Nền kinh tế xanh Đông Nam Á: Con đường khai phá tối đa tiềm năng, được phát hành vào ngày hôm nay.

Đông Nam Á có thể chuyển đổi nhanh chóng, đảm bảo năng lượng bền vững, tạo ra các hệ sinh thái lương thực lành mạnh và bền vững, phát triển các ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng hiệu quả, thành lập các thành phố xanh hơn và kết nối hơn, đồng thời thúc đẩy nền tài chính xanh. Việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế xanh ở khu vực Đông Nam Á mang lại cơ hội kinh tế trị giá 1.000 tỷ USD hàng năm cho các doanh nghiệp tới năm 2030, cho phép các công ty và cộng đồng trong khu vực xây dựng lợi thế cạnh tranh cho tương lai.

Là một phần trong nỗ lực không ngừng nghỉ của Bain trong việc thúc đẩy chuyển đổi bền vững trên toàn cầu, công ty đã thành lập Trung tâm sáng tạo bền vững toàn cầu (GSIC) với sự hỗ trợ của Ủy ban phát triển kinh tế Singapore (EDB). GSIC sẽ tìm cách đi tiên phong trong các giải pháp sáng tạo, đẩy nhanh hành trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp, giải quyết một số thách thức lớn nhất trên hành tinh xanh của chúng ta. Có trụ sở tại Singapore, trung tâm sẽ vận dụng kiến thức chuyên sâu của Bain về tính bền vững trong khu vực để hỗ trợ các doanh nghiệp – giúp họ đạt được mục tiêu môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Gerry Mattios, Ban giám đốc Trung tâm đổi mới bền vững toàn cầu của Bain tại Singapore và đồng tác giả của báo cáo cho biết: "Trên toàn cầu, các quốc gia đang dành sự ưu tiên lớn cho đầu tư bền vững vì những lo ngại trước tình hình biến đổi khí hậu. Do vậy, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đòi hỏi phải tập trung vào tốc độ và tính cấp thiết. Các quốc gia trên toàn cầu đã phát động nhiều chương trình khích lệ để giải quyết những vấn đề do đại dịch COVID-19 gây ra, đồng thời thúc đẩy sáng kiến "tái thiết" nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp xanh hơn, bền vững hơn. Tuy nhiên, trong cuộc đua này, Đông Nam Á có thể tạo dựng động lực mạnh mẽ hơn nhiều để nắm bắt cơ hội."

Hiện tại, Đông Nam Á vẫn chưa thực sự bắt nhịp cùng các khu vực khác trong lĩnh vực sáng kiến xanh. Khoảng cách này là mối đe dọa đối với khả năng cạnh tranh toàn cầu của Đông Nam Á, nhưng cũng tạo ra cơ hội to lớn cho khu vực này.

Dale Hardcastle, Ban giám đốc trung tâm đổi mới bền vững toàn cầu của Bain tại Singapore và cũng là đồng tác giả của báo cáo cho biết: "Việc áp dụng các biện pháp xanh sẽ góp phần đáp ứng các tham vọng lớn hơn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) của khu vực và từ đó, mang lại các lợi ích xã hội như bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên của trái đất và hòa nhập xã hội – bản thân các biện pháp xanh cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Sự phát triển nền kinh tế xanh sẽ kéo theo sự phát triển kinh tế của một loạt các lĩnh vực khác trong khu vực."

Đông Nam Á có những con đường phát triển xuyên suốt trong các ngành khác nhau, có thể khai phá tiềm năng nghìn tỷ đô la của nền kinh tế xanh. Khi các quốc gia trong khu vực cùng nhất trí đồng lòng, Đông Nam Á có thể vươn lên vị thế "đầu tàu" trên thế giới.

  • Năng lượng và tài nguyên bền vững: Khi không còn tình trạng tiêu thụ năng lượng, khai thác tài nguyên quá mức và yếu kém trong công tác quản lý chất thải, thì khu vực này có thể hưởng lợi từ cơ hội trị giá 270 tỷ USD khi bắt tay vào quá trình khử cácbon và điện khí hóa, một quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững, tiêu thụ có trách nhiệm và gắn liền với kinh tế tuần hoàn.
  • Hệ thống lương thực lành mạnh và bền vững: Vốn được biết đến là khu vực phát triển nông nghiệp còn thiếu hiệu quả và lãng phí, Đông Nam Á đang có tiềm năng đổi mới và thúc đẩy sản xuất theo cách thức tái tạo và có ý thức, để từ đó cung cấp lương thực đi mọi nơi. Điều này thể hiện ở cơ hội 205 tỷ USD dành cho khu vực này.
  • Hoạt động công nghiệp và hậu cần hiệu quả: Khi hoạt động công nghiệp ở Đông Nam Á mở rộng do những thay đổi địa chính trị, các quy trình sản xuất có thể được định hình lại, các chuỗi cung ứng được kết nối và trở nên minh bạch hơn với khả năng truy xuất nguồn gốc đầy đủ. Khu vực này có thể nắm bắt cơ hội 200 tỷ USD trong quá trình góp phần đảm bảo lượng khí thải cácbon thấp.
  • Thành phố xanh và kết nối: Khi dân số đô thị tăng lên, cần phải xây dựng những ngôi nhà xanh với giá cả phải chăng trong các khu định cư vệ tinh, kèm theo hệ thống giao thông công cộng xanh, đây chính là cơ hội 185 tỷ USD cho khu vực Đông Nam Á.
  • Thị trường tài chính xanh và cácbon lỏng: Trong bối cảnh các sáng kiến bền vững đang gặp khó khăn về tài chính và giải pháp doanh thu bù đắp cácbon (carbon-offset) không đi đến đâu, thì Đông Nam Á có cơ hội dẫn đầu về phát triển tài chính xanh, trở thành ngôi nhà cho thị trường cácbon lỏng, khuyến khích giảm phát thải để cải thiện tình hình.

Dawn Lim, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc dịch vụ thương mại và chuyên môn, EDB, cho biết: "Quyết định của Bain về việc thành lập GSIC tại Singapore sẽ củng cố hệ sinh thái bền vững của chúng tôi và giúp các công ty ở đây và trên toàn khu vực nắm bắt các cơ hội tăng trưởng xanh. Khi nhu cầu về các dịch vụ bền vững tiếp tục tăng lên, chúng tôi mong muốn được hợp tác với Bain và các công ty cùng chí hướng khác để tạo ra các cơ hội kinh doanh và việc làm mới trong các lĩnh vực như năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng và các tòa nhà xanh, cũng như công nghệ cácbon thấp."

Satish Shankar, Đối tác quản lý khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Bain & Company, nhận xét: "Sự ra mắt của GSIC là một bước quan trọng trong công cuộc nâng cao tính bền vững cho chúng tôi tại Bain, và chúng tôi rất vui khi nhận được sự ủng hộ từ nhiều nhà lãnh đạo trong ngành, đặc biệt là Ủy ban phát triển kinh tế Singapore. Chúng tôi tin rằng Đông Nam Á có tiềm năng dẫn đầu các nỗ lực chuyển đổi bền vững trên toàn thế giới và chúng tôi cam kết thực hiện điều này vì một thế giới xanh hơn, tốt đẹp hơn."

nguồn: Bain & Company
Related Links: