omniture

Chuyên gia XJTLU: Bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến chống đói nghèo của Trung Quốc

Xi'an Jiaotong-Liverpool University
2021-03-01 20:48 2416

Tô Châu, Trung Quốc, 01/03/2021 /PRNewswire/ -- Năm 2016, Trung Quốc long trọng cam kết rằng đến cuối năm 2020, họ sẽ nâng mức sống của 832 quận còn lại trong nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói cùng cực – một mục tiêu đã được hiện thực hóa vào tháng 11 năm ngoái. Thứ Năm tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi thành tích này là một "chiến thắng vẹn toàn" tại một buổi lễ ở Bắc Kinh nhằm vinh danh những thành viên cốt cán đảm nhận dự án.

Dr Alessandra Cappelletti (left), of Xi’an Jiaotong-Liverpool University, was a researcher for the Poverty Alleviation Programme Xinjiang in 2011/2012.
Dr Alessandra Cappelletti (left), of Xi’an Jiaotong-Liverpool University, was a researcher for the Poverty Alleviation Programme Xinjiang in 2011/2012.

Alessandra Cappelletti, Phó giáo sư, Tiến sĩ thuộc Khoa Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Xi'an Jiaotong-Liverpool, cho biết dự án được thành công như vậy là nhờ một vài nguyên do mà bà tin rằng những quốc gia khác có thể học hỏi từ đó.

Bài học số 1: Thiết lập ưu tiên

Theo Tiến sĩ Cappelletti, một trong những chìa khóa thành công của Trung Quốc trong việc thực hiện kế hoạch đó là ý chí chính trị mạnh mẽ của họ. Bà chia sẻ: "Chính phủ huy động sức mạnh của toàn thể bộ máy vận hành theo tư tưởng hành chính quan liêu.

Kế hoạch đã đi đúng hướng theo đúng tiến độ, tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đầu năm nay đã gây ra suy thoái kinh tế trên toàn thế giới.

Tiến sĩ Cappelletti cho biết: "Thay vì trì hoãn kế hoạch, chính quyền trung ương đã nhanh chóng ban hành chỉ thị tới các bộ máy chính quyền địa phương để tiếp tục bám đuổi mục tiêu. Khi chính quyền trung ương đưa ra một mục tiêu đã xác định rõ ràng, mục tiêu đó bắt buộc phải hoàn thành".

Bài học số 2: Nhìn xa trông rộng

Khi có quận thoát vòng đói nghèo, quan chức địa phương có nhiều khả năng sẽ ngủ quên và ăn mừng trên chiến thắng. Tuy nhiên,Tiến sĩ Cappelletti nhận định: "Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cho rằng một giải pháp sẽ phát sinh thêm 10 vấn đề. Điều này xuất phát từ thế giới quan cho rằng mọi thứ đều "liên đới đến nhau", tức là khả năng tiên liệu trước sự phức tạp trong mọi vấn đề."

Một trong số những vấn đề phát sinh là làm sao để duy trì sự thịnh vượng.

Một giải pháp được đưa ra là giúp nông dân phát triển công việc kinh doanh của chính họ. Tại một ngôi làng ở Tứ Xuyên, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc ở Bắc Kinh đã hỗ trợ nông dân  xây sửa nhà cửa và cho khách du lịch thuê phòng".

Bài học thứ 3: Tập trung vào chất lượng

Bà Cappelletti cho biết, trong những năm qua, Trung Quốc đã dịch chuyển trọng tâm kinh tế: "Hệ thống kinh tế Trung Quốc đã được thúc đẩy nâng cấp từ một hệ thống dựa trên lao động giá rẻ và phụ thuộc vào than đá, sang một mô hình tiên tiến dựa trên công nghệ". Nước này cũng ưu tiên thúc đẩy thị trường nội địa và giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu.

Bà giải thích thêm: "Có một cách gián tiếp để kích thích nền kinh tế địa phương, đó là tăng cường đầu tư vào giáo dục và y tế, bởi vì khi các dịch vụ này có giá cả phải chăng hơn đối với người dân bình thường, thì sẽ có lượng thu nhập khả dụng cao hơn.

Tất nhiên là vẫn có những thách thức và khó khăn. Nhưng thật khó để không lạc quan ở thời điểm này".

nguồn: Xi'an Jiaotong-Liverpool University
Related Links: