omniture

CGTN: Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc đổi mới

CGTN
2021-06-10 21:44 7765

BẮC KINH, 10/06/2021 /PRNewswire/ -- Từ những chiếc la bàn, nghề làm giấy, nghề in và thuốc súng – bốn phát minh vĩ đại của Trung Quốc cổ đại – cho đến tàu lặn có người lái Jiaolong, tuyến cầu Hồng Kông-Chu Hải-Ma Cao và cả tàu thăm dò sao Hỏa Thiên Vấn 1, quá trình này đã cho thấy Trung Quốc luôn tiếp thu tinh thần sáng tạo và đổi mới của người dân.

Trong cuộc thảo luận với nhóm những người trẻ ưu tú hoạt động trong nhiều lĩnh khác nhau vào ngày 04/05/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: "Đổi mới là linh hồn thúc đẩy sự tiến bộ của một quốc gia, đồng thời là nguồn sức mạnh vô tận mang lại thịnh vượng cho quốc gia đó. Ngoài ra, đổi mới còn đóng vai trò quan trọng vào bản sắc dân tộc Trung Quốc".

Ông giải thích rằng đây cũng là ý nghĩa của một câu châm ngôn cổ: "Nếu có thể đổi mới bản thân trong một ngày, hãy làm điều đó ngày này qua ngày khác. Khi đó mỗi ngày trôi qua sẽ là một ngày hoàn toàn mới với bạn".

Bùng nổ sáng tạo

Vài năm trở lại đây, Trung Quốc có những động thái đáng chú ý trong công tác tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo, nhờ thế mạnh về khoa học và công nghệ được cải thiện đều đặn về các chỉ số cốt lõi.

Trong bảng xếp hạng tiêu chuẩn đổi mới năm 2020, Trung Quốc đứng thứ 14 trên hơn 100 nền kinh tế toàn cầu và là nền kinh tế có thu nhập trung bình duy nhất trong top 30 trong suốt bảy năm liên tiếp theo chỉ số do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới công bố vào tháng 9 năm ngoái.

Một thông cáo báo chí cho biết: "Trung Quốc tiếp tục chứng minh là quốc gia đi đầu trong công cuộc đổi mới, luôn đạt thứ hạng cao về các chỉ số quan trọng bao gồm bằng sáng chế, mô hình tiện ích, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo".

Theo ông Wang Zhigang, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết ngân sách của chính phủ trung ương dành cho công tác nghiên cứu cơ bản đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua, đồng thời ước tính ngân sách này chiếm 6,16% tổng chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) vào năm 2020.

Theo dự báo của Bộ Khoa học và Công nghệ, tỷ lệ đóng góp của tiến bộ khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế đạt 60% trong năm 2020. 

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đạt được một số thành tựu công nghệ cao. Tàu thăm dò Thường Nga 5 đã mang về cho quốc gia những mẫu vật đầu tiên thu thập trên mặt trăng, trong khi đó tàu thám hiểm sao Hỏa đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu khám phá hành tinh đỏ.

Quốc gia này đang đẩy nhanh quá trình phát triển máy bay chở khách cỡ lớn và tàu đệm từ, trong khi đó các ngành liên quan đến kinh tế kỹ thuật số, 5G, trí tuệ nhân tạo và xe điện đang phát triển mạnh.

Trở thành quốc gia đi đầu về đổi mới nhờ khả năng tự lực

Theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc (2021-2025) với mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội quốc gia, cùng với các mục tiêu dài hạn cho đến năm 2035, đổi mới sẽ trở thành yếu tố cốt lõi trong đường lối hiện đại hóa của Trung Quốc. Bên cạnh đó, khả năng tự lực và tự cải tiến về khoa học và công nghệ cần được ưu tiên hàng đầu với vai trò hỗ trợ chiến lược.

Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng, Chủ tịch Tập nhấn mạnh khả năng tự lực và tự cường trong phát triển khoa học và công nghệ của đất nước tại một cuộc họp vào ngày 28/5.

Ông Tập kêu gọi các chuyên gia khoa học công nghệ của Trung Quốc đảm nhận trách nhiệm của thời đại và nỗ lực cho khả năng tự cường, tự cường trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở các cấp cao hơn.

Ông Tập phát biểu thêm rằng những đột phá trong khoa học công nghệ cần giải quyết những vấn đề cấp bách nhất với trọng tâm là đáp ứng nhu cầu của đất nước, cũng như các nhu cầu cấp bách và lâu dài.

Trong bối cảnh Trung Quốc chuyển đổi từ công xưởng thế giới sang quốc gia đổi mới toàn cầu, Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 nêu rõ rằng các lĩnh vực bao gồm trí tuệ nhân tạo, thông tin lượng tử, mạch tích hợp, đời sống và sức khỏe, khoa học não bộ, nhân giống sinh học, hàng không vũ trụ cùng khám phá lòng đất và biển sâu sẽ là trọng tâm của đất nước trong 5 đến 15 năm tới.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn vào công tác nghiên cứu cơ bản trong Giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, với kinh phí dự kiến đạt trên 8% tổng chi phí dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). 

https://news.cgtn.com/news/2021-06-08/China-aims-to-become-an-innovation-powerhouse--10QnCEg98Oc/index.html

nguồn: CGTN
Related Links: