omniture

CGTN: Việc Trung Quốc hiện thực hóa mục tiêu về một xã hội Tiểu Khang có ý nghĩa gì đối với người dân nước này và những công dân khác của thế giới?

CGTN
2021-09-29 19:54 12289

BẮC KINH, 29/09/2021 /PRNewswire/ -- Xã hội Tiểu Khang, hay "xã hội thịnh vượng hài hòa về mọi mặt", là thuật ngữ thể hiện ước mơ đã ấp ủ từ lâu của người dân Trung Quốc. Vào ngày 01/07, Trung Quốc tuyên bố hoàn thành mục tiêu một trăm năm đầu tiên là xây dựng một xã hội như vậy. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì đối với một đất nước với 1,4 tỷ dân và những công dân khác của thế giới?

Câu trả lời có thể được tìm thấy trong sách trắng có tiêu đề: "Hành trình lịch sử từ đói nghèo tới thịnh vượng của Trung Quốc", được phát hành vào hôm thứ Ba vừa qua.

Vì người dân Trung Quốc, vì đất nước Trung Quốc

Theo ý nghĩa Nho giáo truyền thống, Tiểu Khang là một trạng thái mà ở đó, dù cho không hoàn hảo thì mọi người đều được cung cấp đầy đủ mọi mặt. Thuật ngữ này đã được đưa vào diễn ngôn chính trị vào những năm 1970 và kể từ đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) luôn nỗ lực biến khái niệm này trở thành hiện thực.

Theo sách trắng, đây là một "bước đi quan trọng đối với sự trẻ hóa quốc gia". 

Sau khi hiện thực hóa mục tiêu xây dựng xã hội Tiểu Khang, Trung Quốc tiếp tục chuyển sang mục tiêu 100 năm lần thứ hai là xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại toàn diện vào giữa thế kỷ này nhằm kỷ niệm một trăm năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Dựa trên quan điểm rằng phát triển toàn diện là điều cần thiết để đạt được sự thịnh vượng hài hòa, văn kiện nêu chi tiết những tiến bộ đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường sinh thái trong quá trình xây dựng một xã hội thịnh vượng hài hòa như thế.

Ví dụ: sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, với GDP đạt khoảng 101,6 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 15,7 nghìn tỷ USD) vào năm ngoái, tăng từ 67,9 tỷ nhân dân tệ (10,53 tỷ USD) vào năm 1952.

Văn kiện cũng nhấn mạnh khái niệm "sự thịnh vượng cho tất cả mọi người", nơi tất cả mọi người cùng chia sẻ thành quả của sự phát triển và "không một cá nhân, khu vực hay dân tộc nào bị bỏ lại phía sau" trong mô hình xã hội này.

Theo văn kiện, mức sống của người nghèo đã được cải thiện rõ rệt, cơ sở hạ tầng nông thôn đạt được nhiều thành tựu và mối liên hệ thành thị-nông thôn mới đang hình thành.

Mang trọng trách toàn cầu to lớn

Về ý nghĩa của xã hội Tiểu Khang đối với sự tiến bộ của nhân loại, văn kiện giải thích rằng một Trung Quốc ổn định và thịnh vượng hơn – một quốc gia đang phát triển, đông dân nhất và lớn nhất thế giới – sẽ đóng góp vào hòa bình và phát triển thế giới theo đúng nghĩa.

Theo văn kiện, việc Trung Quốc đạt được một xã hội thịnh vượng hài hòa đã góp phần giảm đáng kể dân số nghèo trên thế giới.

Vào tháng 2, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc đã xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, ông cho biết trung bình hơn 10 triệu người nghèo đã thoát nghèo mỗi năm kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của CPC vào năm 2012.

Điều này có nghĩa là Trung Quốc đã đạt được mục tiêu xóa nghèo được đề ra trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc trước thời hạn 10 năm.

Trong khi đó, văn kiến lưu ý rằng chính sách mở cửa cùng có lợi của Trung Quốc sẽ giúp xây dựng một nền kinh tế mở hơn nữa, để đem đến cho các nước khác nhiều cơ hội hơn về thị trường, đầu tư và tăng trưởng.

Theo văn kiện, kinh nghiệm của Trung Quốc đưa ra lựa chọn mới cho những quốc gia và dân tộc đang tìm kiếm sự phát triển nhanh chóng và độc lập.

https://news.cgtn.com/news/2021-09-28/China-issues-white-paper-about-achieving-moderately-prosperous-society-13UWW5MBRD2/index.html

nguồn: CGTN
Related Links: