omniture

CGTN: Hồng Kông đang trên đường trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo toàn cầu 25 năm sau

CGTN
2022-07-05 13:49 2440

BẮC KINH, 5/7/2022 /PRNewswire/ - Công viên Khoa học Hồng Kông - Trung tâm công nghệ cao của thành phố - đã chào đón Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình trong chuyến công du hai ngày tham dự lễ kỷ niệm 25 năm Hồng Kông trở lại đại lục.

Công viên Khoa học là cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D) và là nơi ươm mầm những doanh nghiệp lớn nhất tại Hồng Kông khi thành phố này sở hữu hơn 1.100 doanh nghiệp và 17.000 nhà cải cách.

Trong đó, SenseTime, gã khổng lồ về trí tuệ nhân tạo (AI), là công ty duy nhất của Công viên Khoa học được niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Hồng Kông. Ngoài ra, Công ty TNHH công nghệ và khoa học tiên tiến Da-Jiang (DJI) - nhà sản xuất máy bay thương mại không người lái hàng đầu thế giới - cũng được đặt tại thành phố hoa lệ này.

Công viên Khoa học được thành lập vào năm 2002 bởi chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông (HKSAR) nhằm thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong thành phố, cũng như cung cấp các phòng thí nghiệm cao cấp được trang bị với thiết bị nghiên cứu tiên tiến.

Cho đến nay, Công viên đã có 28 phòng thí nghiệm R&D được vận hành bởi các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới có trụ sở tại các trường đại học địa phương ở Hồng Kông.

Với tổng diện tích sàn 400.000 mét vuông và 23 tòa nhà được trang bị đầy đủ, tính đến tháng 3/2021. công viên vẫn đang được mở rộng nhằm tăng không gian cho lĩnh vực R&D. 

Kỳ vọng cao đối với Hồng Kông

Trong chuyến thị sát Công viên Khoa học, Chủ tịch nước cho biết Trung Quốc đặt rất nhiều kỳ vọng vào Hồng Kông.

Cụ thể, Ông cho biết Trung Quốc đã viết văn bản hỗ trợ cho quá trình đưa Hồng Kông trở thành một trung tâm công nghệ và đổi mới oàn cầu trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025). Được công bố vào năm ngoái, Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 như một bản kế hoạch chi tiết và chương trình hành động cho sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước trong 5 năm tới.

Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu: "Trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ của Chính quyền Trung ương, Hồng Kông đã tận dụng lợi thế của mình để đạt được những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu cơ bản, đào tạo nhân tài, đồng thời đạt bước tiến mới trong lĩnh vực đổi mới và công nghệ".

Theo Chỉ số Đổi mới sáng tạo (GII) do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, năm 2021, Hồng Kông xếp thứ 14 trong các nền kinh tế đổi mới và sáng tạo nhất trên thế giới.

Ông cũng bổ sung thêm: "Chính quyền Đặc khu hành chính Hồng Kông nên phát huy hết vai trò của đổi mới sáng tạo trong việc hỗ trợ và dẫn dắt phát triển kinh tế".

Tại Công viên Khoa Học, trong quá trình trao đổi với các học giả, nhà nghiên cứu và đại diện thế hệ trẻ của các doanh nghiệp đổi mới tại Công viên Khoa học, Chủ tịch nước kêu gọi Hồng Kông hợp tác tốt hơn với các thành phố đại lục trong Khu Vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao (GBA), đồng thời tăng cường sự phát triển hợp tác của các doanh nghiệp, trường đại học và các tổ chức nghiên cứu, và nỗ lực xây dựng GBA thành một vùng đất toàn cầu về đổi mới khoa học và công nghệ. 

Sức mạnh đổi mới của GBA ngày càng tăng mạnh

GBA bao gồm hai đặc khu hành chính Hồng Kông và Macao, và chín thành phố ở tỉnh Quảng Đông lân cận. Tổng diện tích khoảng 56.000 km vuông và chiếm khoảng 6% dân số Trung Quốc.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của GBA đạt 12,6 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,97 nghìn tỷ USD) vào năm 2021, tăng 2,4 nghìn tỷ nhân dân tệ so với năm 2017. Mặc dù, diện tích của GBA ít hơn 1% tổng diện tích của đất nước nhưng khu vực này đã đóng góp tới 11% GDP quốc gia.

Ông Shao Xinyu, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, cho biết khả năng đổi mới của GBA đang không ngừng đi lên.

Năm 2021, chi phí dành cho R&D của 9 thành phố ở khu vực Đồng bằng sông Châu Giang trong GBA đạt 360 tỷ nhân dân tệ, chiếm khoảng 3,7% GDP của các thành phố này, trong khi mức chung của cả nước là 2,44%.

Ông Shao cho biết: "Khu vực có tới 57,000 doanh nghiệp công nghệ cao với 780,000 bằng sáng chế, trong đó có hơn 100,000 bằng phát minh".

Trong danh sách 100 cụm đổi mới hàng đầu thế giới do WIPO công bố hàng năm, cụm Thâm Quyến-Hồng Kông-Quảng Châu đứng thứ hai trong hai năm liên tiếp.

Cụm đổi mới này đang tăng trưởng đáng kể về các bằng sáng chế và ấn phẩm khoa học, đồng thời thu hẹp khoảng cách với cụm đổi mới Tokyo-Yokohama đang đứng vị trí số 1 trong danh sách. 

Các biện pháp hỗ trợ cho sự phát triển công nghệ khoa học của Hồng Kông và Macao

Theo ông Dai Gang, Giám đốc Hợp tác Quốc tế của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (MOST), MOST đã đưa ra một loạt các biện pháp hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ cho Hồng Kông và Macao nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập sâu rộng hơn nữa vào hệ thống đổi mới quốc gia.

MOST đã hỗ trợ Hồng Kông trong việc xây dựng một loạt các nền tảng đổi mới, bao gồm 16 Phòng thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia, sáu chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Quốc gia Trung Quốc tại Hồng Kông, ba cơ sở đối tác công nghiệp hóa công nghệ cao quốc gia và hai vườn ươm sáng tạo khoa học và công nghệ cấp quốc gia.

Một chính sách tương tự đã được thực hiện với Macao.

MOST cũng đưa ra các biện pháp hỗ trợ những người trẻ tuổi ở Hong KongMacao theo đuổi sự nghiệp trong các ngành công nghiệp đổi mới và khởi nghiệp tại đại lục.

https://news.cgtn.com/news/2022-07-03/Hong-Kong-on-highway-to-become-global-tech-and-innovation-hub--1blECIxf7X2/index.html

nguồn: CGTN