omniture

CGTN:Tự lực tự cường, sức mạnh to lớn trong khoa học công nghệ là điều bắt buộc để phát triển chất lượng cao

CGTN
2023-03-16 15:48 11914

BẮC KINH, 16/03/2023 /PRNewswire/ -- Phát triển chất lượng cao, đòi hỏi sự phát triển sáng tạo, phối hợp, xanh và cởi mở và phát triển cho tất cả mọi người, là một trong những thuật ngữ thông dụng được nhắc đến trong kỳ họp Lưỡng hội vừa kết thúc của Trung Quốc, vạch ra các ưu tiên phát triển năm 2023 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong một cuộc thảo luận với các đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) của phái đoàn tỉnh Giang Tô tại phiên họp, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo đuổi sự phát triển chất lượng cao, gọi đây là nhiệm vụ "ưu tiên hàng đầu" trong nỗ lực hiện đại hóa của Trung Quốc. Chủ tịch nước chỉ ra rằng đẩy nhanh nỗ lực để đạt được sự tự lực và sức mạnh to lớn trong khoa học và công nghệ là đường đi đúng đắn của quốc gia trong công cuộc thúc đẩy phát triển chất lượng cao.

Trong bài phát biểu bế mạc phiên họp đầu tiên của NPC lần thứ 14 vào hôm thứ Hai, ông Tập khẳng định lại rằng Trung Quốc cần nỗ lực để đạt được sự tự lực và sức mạnh lớn hơn trong khoa học và công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi và nâng cấp công nghiệp, đẩy nhanh phát triển phối hợp giữa thành thị - nông thôn và khu vực, đồng thời bồi dưỡng phát triển kinh tế - xã hội xanh và ít phát thải carbon.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cũng cam kết tập trung nỗ lực vào việc thúc đẩy phát triển chất lượng cao, nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ nâng cao năng lực về khoa học và công nghệ cũng như đổi mới, đẩy nhanh việc xây dựng một hệ thống công nghiệp hiện đại và thúc đẩy quá trình chuyển đổi hướng đến phát triển xanh.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến trong việc thúc đẩy chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, mở rộng sản xuất năng lượng sạch và nuôi dưỡng các cực tăng trưởng với các chiến lược phát triển khu vực, song song với đó là tiến bộ trong các lĩnh vực khác để tìm kiếm tăng trưởng chung, sáng tạo, phối hợp, xanh và cởi mở.

Đổi mới khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của Trung Quốc

Ngay từ năm 2014, trong một chuyến thị sát đến tỉnh Giang Tô, ông Tập đã nhấn mạnh vai trò của đổi mới trong phát triển kinh tế, khẳng định Trung Quốc phải dựa vào đổi mới để đạt được sự phát triển kinh tế liên tục và lành mạnh.

Theo báo cáo công tác của chính phủ năm 2023, Trung Quốc đã triển khai toàn bộ chiến lược phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo cũng như cải thiện và nâng cấp cơ cấu công nghiệp trong năm năm qua.

Cũng theo báo cao, Trung Quốc đã thúc đẩy phát triển nền kinh tế thực thông qua đổi mới và tiếp tục bồi dưỡng các động lực tăng trưởng mới. Vai trò hàng đầu của đổi mới công nghệ đã được củng cố, đồng thời Trung Quốc đã khởi động một số dự án đổi mới khoa học công nghệ lớn và tăng cường nỗ lực để đảm bảo đạt được những đột phá về công nghệ cốt lõi trong các lĩnh vực quan trọng.

Để theo đuổi sự phát triển chất lượng cao, Trung Quốc cũng đang tăng gấp đôi đổi mới công nghệ, lấy đó làm động lực chính cho sự tăng trưởng. Năm 2022, Trung Quốc đã chi số tiền kỷ lục là 3,09 nghìn tỷ nhân dân tệ (449 tỷ USD) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Tất cả là nhờ những nỗ lực tăng tốc của quốc gia trong việc nâng cao năng lực đổi mới nhằm đạt được nhiều đột phá hơn.

Thứ hạng của Trung Quốc trên bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng vọt từ vị trí thứ 34 vào năm 2012 lên thứ 11 vào năm ngoái, trong đó nền kinh tế mở rộng với tốc độ trung bình hàng năm là 6,6% từ năm 2013 đến năm 2021, đóng góp hơn 30% vào tăng trưởng kinh tế thế giới.

Trung Quốc biến đổi mới khoa học công nghệ thành hàng hóa công cộng toàn cầu

Trên tiến trình củng cố sức mạnh trong khoa học và công nghệ, Trung Quốc cũng đã cam kết chia sẻ công nghệ của mình với các đối tác trên toàn thế giới và hợp tác để cải thiện quản trị khoa học và công nghệ toàn cầu.

Tự hào với mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất và được sử dụng rộng rãi nhất thế giới, Trung Quốc đã và đang giúp nhiều quốc gia xây dựng và nâng cấp quá cảnh đường sắt bằng công nghệ đường sắt tiên tiến của mình. Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới khu vực Nam Á Martin Raiser cho biết công nghệ đường sắt của Trung Quốc sẽ mang lại sự phát triển đô thị, du lịch và tăng trưởng kinh tế khu vực.

Một ví dụ điển hình là Đường sắt Trung Quốc - Lào, dự án Vành đai và Con đường mang tính bước ngoặt. Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào tháng 12 năm 2021, Lào là nước vốn không giáp biển đã trở thành một trung tâm liên kết đất liền ở khu vực Đông Nam Á. Phần đường sắt phía bên Lào đã tạo ra hơn 110.000 việc làm cho người dân tại địa phương.

Thông qua các cơ chế đa phương như Sáng kiến Vành đai và Con đường và Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, những thành tựu khoa học công nghệ của Trung Quốc đã mang lại những lựa chọn mới trong ngành viễn thông 5G, y sinh học và nhiều lĩnh vực, đồng thời cung cấp động lực tăng trưởng.

Hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu (BDS) của Trung Quốc là một ví dụ khác về các sản phẩm, công nghệ và dịch vụ của Trung Quốc đã được sử dụng tại hơn 120 quốc gia và khu vực.

Theo sách trắng "Hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc trong kỷ nguyên mới", xuất bản tháng 11 năm 2022, Trung Quốc đã thành lập các trung tâm xúc tiến công nghiệp hóa và ứng dụng BDS ở nước ngoài, đồng thời nỗ lực xây dựng nền tảng vững chắc cho ngành định vị vệ tinh.

Trung Quốc đang tăng cường hợp tác với các tổ chức khu vực như ASEAN, Liên minh châu Phi, Liên đoàn Ả Rập và Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe, đồng thời phát hành các giải pháp dựa trên BDS trong các lĩnh vực như thành phố thông minh, an ninh công cộng, nông nghiệp chính xác, giao thông kỹ thuật số và phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai. Các giải pháp này đang được thí điểm ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, theo sách trắng.

https://news.cgtn.com/news/2023-03-13/Speeding-up-self-reliance-in-sci-tech-a-path-to-high-quality-development-1i8T09vixbi/index.html

nguồn: CGTN